Trong các đề thi JLPT hàng năm, hầu hết đều có những câu hỏi chuyển từ Kanji sang Hiragana mà liên quan đến trường âm. Và cũng rất nhiều bạn bị lẫn lộn trường âm, chữ Hán nào có trường âm, chữ Hán nào không có trường âm dẫn đến việc khoanh lụi, và dễ bị mất điểm ở câu này. Vậy có quy tắc nào để phân biệt trường âm hay không? Câu trả lời là có và rất đơn giản nếu bạn học chữ Hán kèm theo âm Hán Việt. Tại bài viết này, Dungmori sẽ giúp bạn "Hết lẫn lộn trường âm nhờ mẹo phân biệt qua âm Hán Việt" nhé!

 

1. Trường âm là gì? 

- Trường âm trong tiếng Nhật là những nguyên âm kéo dài với độ dài từ 2 âm tiết trong 5 nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お]. Ví dụ: 

Trường âm trong bảng chữ cái Hiragana:

+おばさん:  khi không có trường âm thì chỉ cô/bác gái nhưng khi có trường âm  [あ] おばさん sẽ thành mang ý nghĩa chỉ bà.

+ ゆき: khi không có trường âm có nghĩa là tuyết nhưng khi có trường âm [う] ゆき thì lại là lòng dũng cảm

Trường âm trong bảng chữ cái Katakana là dấu ー:

+ ビル: khi không có trường âm có nghĩa là toà nhà, nhưng khi có trường âm ビル thì lại là bia

Chỉ thêm 1 nguyên âm thôi nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn, vì vậy mà việc phân biệt từ có trường âm cực kỳ quan trọng. Sai 1 ly có thể đi vạn dặm đấy!

Lưu ý về việc phát âm trường âm: những từ có trường âm, khi đọc sẽ kéo dài lên 2 âm tiết.

 

2. Mẹo phân biệt trường âm qua âm Hán Việt

- Các âm Hán Việt có 4 ký tự trở lên, kết thúc bằng nh, ng, p thường sẽ có trường âm. Ví dụ:

常 ⇒  Thường ⇒ じょ

 生 ⇒ Sinh  ⇒ せ

- Các âm Hán Việt có tận cùng là 2 nguyên âm (a, i, u, e, o) ghép với nhau thường sẽ có trường âm. Ví dụ:

校 ⇒ Hiệu ⇒ がっこ

掃 ⇒ Tảo ⇒  そ

- Các âm Hán Việt có 3 chữ cái trở xuống thường là âm ngắn hoặc những từ có phần nguyên âm là một chữ cái như a, ô, ơ, ư, i thường không có trường âm. Ví dụ:

努 ⇒ Nỗ  ⇒  ど

普  ⇒ Phổ  ⇒  ふ

摩  ⇒ Ma   ⇒ ま

湖  ⇒ Hồ   ⇒ こ

 

Lưu ý: Những nguyên tắc trên chỉ chính xác ~80%, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Những trường hợp bất quy tắc đó, các bạn cần phải ghi nhớ. Ví dụ:

種  ⇒  Chủng  ⇒  しゅ (âm Hán Việt có 4 ký tự trở lên, kết thúc bằng ng)

露  ⇒ Lộ  ⇒  ろうtrong từ 披露 ひろう(âm Hán Việt có 3 chữ cái trở xuống)

 

Như vậy, để không bị lẫn lộn trường âm thì cách đơn giản nhất là các học theo âm Hán Việt, tuy rằng không tuyệt đối 100% nhưng ít nhất cũng được 78-80% rồi đúng không nào? Hy vọng rằng mẹo này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tiếng Nhật.